Đọc sách, có thể giải quyết 80% những mơ hồ, mất phương hướng
01
Vài ngày trước, có một bạn trong diễn đàn học tập của chúng tôi hỏi rằng: Mình cũng muốn phát triển, nhưng cảm thấy rất mơ hồ, không biết nên học cái gì nữa?
Mơ hồ, không biết nỗ lực theo hướng nào, là căn bệnh của rất nhiều người trẻ. Cách đây không lâu, cô em họ cũng nói với tôi như vậy.
Cô em ấy sau khi tốt nghiệp xong đã tìm được một công việc ổn định, sáng 9h đi làm, chiều 5h tan làm, nghiêm túc nỗ lực. Năm ngoái họp lớp, cô em biết được rất nhiều bạn học người thì thăng chức, người thì lương cao ngất ngưởng, liền cảm thấy bị đả kích, quyết tâm nỗ lực cầu tiến hơn.
Nhưng nghỉ hè tôi về nhà thăm thì lại chỉ thấy ngồi lướt điện thoại, trông thấy thế tôi mới hỏi: Sao bảo là quyết tâm nỗ lực cơ mà?
Em ấy đáp: Nhưng mà em hoang mang quá, không biết nên học cái gì, thôi cứ thả lỏng đã rồi tính tiếp.
Lúc còn trẻ, mơ hồ là chuyện bình thường, bởi lẽ bạn đang ở trong giai đoạn mơ hồ về tương lai, nhưng đây cũng không thể là cái cớ để lãng phí thời gian được.
Đường là đi mà ra, chứ không phải đợi mà ra được. Phương thức để giải quyết sự mơ hồ tuyệt đối không phải là nằm lì ra đó rồi đợi cao nhân nào đó đến vẽ đường cho đi, mà là phải ưu hóa cuộc sống hiện tại, chủ động suy nghĩ tìm đường ra.
Cứ loay hoay, lang thang tại một chỗ, bạn vĩnh viễn sẽ không bao giờ có thể tìm được lối ra.
Có một học giả từng nói rằng: khi bạn cảm thấy mơ hồ, tốt nhất là hãy ngay lập tức đi làm chuyện mà bạn phải đầu tư 100% tâm sức vào, và chuyện đó chính là đọc sách.
Đọc sách có thể giúp chúng ta suy nghĩ, định hình lại giá trị quan của chúng ta, giúp ta hiểu rõ hơn rằng mình rốt cuộc muốn trở thành một người ra sao.
Khi mơ hồ, đọc sách có thể khiến con người ta tỉnh táo hơn cả.
02
Cô bạn D. của tôi, sau khi bị mất việc đã vô cùng suy sụp. Chúng tôi mấy người suốt ngày tìm cách làm cho D. phấn chấn lên, nhưng D. thì lại suốt ngày ở nhà lên mạng ngủ nướng, không dám đi tìm việc. Lúc đó, câu nói mà cậu ấy nói nhiều nhất là: Tôi thì có thể làm được cái gì?
Cứ sống trong tình cảnh như vậy khoảng hơn 1 tháng, D. bắt đầu tìm tới thư viện để giết thời gian. Cậu ấy chuyên tâm đọc, không còn nghĩ tới việc trước mắt, mỗi ngày đều đọc, rồi ghi chép lại, chìm đắm trong thế giới sách. Rất nhanh sau đó, D. như trở thành một người khác, ra ngoài không còn xuề xòa, tụ tập cũng không còn ủ rũ nữa.
D. nói: Trong sách, phát hiện ra người khác cũng từng trải qua hoàn cảnh giống mình, đọc được người khác vượt qua như nào, bản thân cũng được tiếp thêm năng lượng thông qua đó. Sau khi tư duy thay đổi, nhìn thoáng hơn, mới phát hiện ra mình yếu đuối tới nhường nào.
Đọc sách giúp D. vượt qua khó khăn, bước lên con đường tìm việc mới. Mặc dù tất nhiên là cũng không thuận lợi như tưởng tượng, nhưng cũng không thấy D. mặt nặng mày nhẹ, than ngắn thở dài nữa.
Hiện tại, D. đã tìm được công việc mới, đồng thời còn biết cách lên kế hoạch nghề nghiệp cho mình rất rõ ràng. Mỗi ngày đều sống hết mình và có phương hướng. Hơn nữa, cô bạn tôi vẫn duy trì được thói quen đọc sách mỗi ngày, cô ấy nói, đọc sách, khích lệ cô ấy luôn tiến về phía trước.
Giai đoạn đáy của cuộc đời, sự an ủi của bạn bè có thể tạm thời khiến bạn cảm thấy an tâm, nhưng con đường phía trước, vẫn phải tự mình tìm ra. Đọc sách, cũng giống như đưa cho ai đó một ngọn đèn giữa bóng đêm vậy, nó giúp chúng ta bình tâm lại, và dẫn dắt chúng ta bước ra thế giới tươi sáng ngoài kia.
Thu hoạch được những cảm ngộ về cuộc đời của chính mình thông qua câu chuyện của người khác, điều chỉnh thái độ sống thông qua kinh nghiệm của người khác, thứ mà sách mang lại cho chúng ta, không chỉ đơn giản là kho tàng tri thức, mà còn là sự mở mang về tâm hồn.
Bất kể là khi nào, sách cũng đều tiếp thêm cho con người ta sức mạnh để tiến về phía trước.
03
Nếu bạn cảm thấy mình sống không có ý nghĩa, vậy có lẽ là bạn đã quá lâu rồi chưa sờ tới sách.
Sự thất vọng của con người phần lớn là do trí tuệ hạn chế, nên luôn tự nhốt mình trong một không gian hẹp. Lúc này, cách tốt nhất để thoát ra đó là sử dụng kinh nghiệm của người khác để mở rộng tầm nhìn của mình.
Có câu nói nổi tiếng rằng: tri thức là lá chắn chống lại mọi tai họa.
Đọc sách, có thể không thể lập tức giúp bạn giải quyết được vấn đề trước mắt, nhưng nó sẽ từng chút từng chút một nuôi dưỡng bạn, để bạn không ngừng cân nhắc và suy nghĩ, cuối cùng học được cách vượt qua những trở ngại. Chỉ bằng cách không ngừng suy nghĩ và nâng cao nhận thức bản thân, chúng ta mới có thể bình tĩnh đối mặt với khó khăn và không lạc lối khi đối mặt với sự tâng bốc.
Đọc sách, cũng là một quá trình thoát khỏi mây mù, giúp bạn dần hiểu được đâu mới là điều giá trị nhất trong cuộc sống. Trong quá trình đọc, bạn dần dần thay da đổi thịt, dần dần biết việc mà mình muốn làm nhất, người mà mình muốn yêu nhất. Bạn muốn cái gì, không muốn cái gì, mọi thứ đều rất rõ ràng.
Có người nói: Con người, có bao nhiêu tri thức, là có bấy nhiêu năng lượng, tri thức và sức mạnh của một người là đồng đẳng. Loại sức mạnh này, cần chúng ta đi tìm qua những trang sách.
Nếu mơ hồ khiến cuộc đời bạn xuất hiện nhiều hố đen và ổ gà, vậy thì đọc sách chính là bông hoa và áo giáp cho cuộc đời bạn. Luôn sẽ có một quyển sách khiến bạn hiểu thế nào là ý nghĩa của cuộc sống, giúp bạn tìm ra được vị trí của mình trong thế gian rộng lớn này.
Mơ hồ khống đáng sợ, cứ đọc sách là sẽ ổn thôi!