Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Kì thi tuyển sinh đại học năm 2016 đang đến gần. Các bạn đã chuẩn bị được gì cho kì thi quan trọng này rồi? Tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn trên trang khotrithucso.com để làm quen với dạng đề, dạng câu hỏi và rèn luyện kĩ năng làm bài thi nhé! Chúc các bạn ôn tập tốt!

  • Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
    Câu 1: 
    Có bao nhiêu hiđrocacbon mạch hở là chất khí ở điều kiện thường, phản ứng được với dung dịch AgNO
    3 trong NH3?
  • Câu 2:
    Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều no, đơn chức, mạch hở) và este Z được tạo bởi X, Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 40,32 lít O2 (đktc), thu được 31,36 lít CO2 (đktc). Đun nóng m gam E với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 5,68 gam chất rắn khan. Công thức của X là:
  • Câu 3:

    Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành các thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

    Dung dịch

    (1)

    (2)

    (4)

    (5)

    (1)

    khí thoát ra

    có kết tủa

    (2)

    khí thoát ra

    có kết tủa

    có kết tủa

    (4)

    có kết tủa

    có kết tủa

    (5)

    có kết tủa

    Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là:

  • Câu 4:
    Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
  • Câu 5:
    Cho một hỗn hợp chứa benzen, toluen, stiren với nhiệt độ sôi tương ứng là 800C, 1100C, 1460C. Để tách riêng các chất trên người ta dùng phương pháp:
  • Câu 6:
    Hòa tan hết m gam FeS bằng một lượng tối thiểu dung dịch HNO3 (dung dịch X), thu được dung dịch Y và khí NO. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,84 gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Số mol HNO3 trong X là:
  • Câu 7:
    Cho các phát biểu sau:

    (a) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích.

    (b) Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,1%.

    (c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

    (d) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để chế tạo thuốc súng không khói.

    Số phát biểu đúng là:

  • Câu 8:

    Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm:

    Đề thi thử đại học môn Hóa năm 2016

    Phản ứng xảy ra trong bình đựng dung dịch Br2 là:

  • Câu 9:

    Cho phản ứng sau: CnH2n + KMnO4 + H2O → CnH2n(OH)2 + KOH + MnO2.
    Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phương trình phản ứng trên là:

  • Câu 10:
    Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 (trong đó Fe3O4 chiếm 25% số mol hỗn hợp) bằng dung dịch HNO3 dư, khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa (m + 284,4) gam muối và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 18. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là:
Lưu ý: Đăng nhập để có thể xem toàn bộ câu hỏi.

Các chức năng trên hệ thống được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất qua các video. Bạn click vào nút bên dưới để xem.

Nếu phần nội dung, hình ảnh ,... trong tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn có liên quan đến vi phạm bản quyền, bạn vui lòng click bên dưới báo cho chúng tôi biết.

Gợi ý liên quan "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn"

Click xem thêm trắc nghiệm gần giống