Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội (Lần 2)

Mời các bạn tham khảo bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội (Lần 2) trên trang khotrithucso.com để củng cố và rèn luyện kiến thức, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

  • Câu 1:
    Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch CuSO4, phản ứng xong thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và dung dịch Y chứa 3 loại ion. Nhận xét nào sau đây đúng:
  • Câu 2:
    Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử X,Y lần lượt là 3sa ; 3pb. Biết phân lớp 3s của X và Y hơn kém nhau 1 electron và Y tạo được hợp chất khí với Hidro có công thức H2Y. Nhận định nào sau đây là đúng:
  • Câu 3:
    Hòa tan hoàn toàn 1,62g Al trong 280 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho 5,75g kim loại Na và 500 ml dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Trộn dung dịch X với dung dịch Y tạo thành 1,56g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch HCl là:
  • Câu 4:
    Để phân biệt 3 loại dung dịch H2N-CH2-COOH, CH3COOH; CH3CH2NH2 chỉ cần 1 thuốc thử là:
  • Câu 5:
    Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn ( MY< MZ). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thấy thoát ra V lit khí H2. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3V lit khí H2 (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là:
  • Câu 6:
    Cho các phát biểu sau :
    (1) Phenol tan vô hạn trong nước ở 66oC
    (2) Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic
    (3) Phản ứng thế vào benzen dễ hơn phản ứng thế vào nhân thơm của phenol
    (4) Phenol tan tốt trong etanol
    (5) Phenol làm quí tím hóa đỏ
    (6) Phenol phản ứng được với Brom ở điều kiện thường
    Có bao nhiêu phát biểu đúng:
  • Câu 7:
    Phát biểu nào sau đây là đúng:
  • Câu 8:
    Cho các phản ứng:
    (1) O3 + dd KI
    (2) H2S + SO2
    (3) KClO3 + HCl đặc (đun nóng)
    (4) NH4HCO3 (toC)
    (5) NH3 (khí) + CuO (to)
    (6) F2 + H2O (to)
    (7) H2S + nước clo
    (8) HF + SiO2
    (9) NH4Cl + NaNO2 (to)
    (10) C + H2O (to)
    Số trường hợp tạo ra đơn chất là:
  • Câu 9:
    Cho cân bằng hóa học N2 (khí) + 3H2(khí) → 2NH3(khí). Khi nhiệt độ tăng thì tỷ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là:
  • Câu 10:
    Để đánh giá lượng axit béo tự do trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần dùng để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. Để trung hòa 14g một chất béo cần 15 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo đó là:
Lưu ý: Đăng nhập để có thể xem toàn bộ câu hỏi.

Các chức năng trên hệ thống được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất qua các video. Bạn click vào nút bên dưới để xem.

Nếu phần nội dung, hình ảnh ,... trong tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội (Lần 2) có liên quan đến vi phạm bản quyền, bạn vui lòng click bên dưới báo cho chúng tôi biết.

Gợi ý liên quan "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội (Lần 2)"

Click xem thêm trắc nghiệm gần giống