Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2)

Mời các bạn tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2) trên trang khotrithucso.com nhằm củng cố và hệ thống kiến thức môn Sinh học. Hi vọng bài test sẽ là tài liệu ôn tập bổ ích giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

  • Câu 13:

    Cho tế bào sinh tinh của một loài động vật, tế bào 1 có kiểu gen Aabb, tế bào 2 và 3 cùng có kiểu gen AaBb. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì 3 tế bào sinh tinh nói trên có thể tạo ra tối thiểu bao nhiêu loại tinh trùng?

  • Câu 14:

    Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây đúng?

    1. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
    2. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
    3. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
    4. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.
    5. Một người đàn ông vừa bị hội chứng Đao vừa bị bị hội chứng Tơcnơ gọi là thể lệch bội kép.
  • Câu 15:

    Đặc điểm địa chất, khí hậu của kỉ Silua là: "Hình thành đại lục. Mực nước biển dâng cao. Khí hậu nóng và ẩm". Đặc điểm giới sinh vật của kỉ này là:

  • Câu 16:
    Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b qui định quả chín muộn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Cho cây thân cao, chín sớm (P) tự thụ phấn, đời F1 thu được 1% kiểu hình thân thấp, chín muộn.
    1. Kiểu gen của cây P là AB/ab và tần số hoán vị gen là 20%.
    2. Kiểu gen của cây P là Ab/aB và tần số HVG 20%.
    3. Nếu cho cây thân cao, chín sớm (P) lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được đời con gồm 4 kiểu hình theo tỷ lệ 4: 4: 1: 1.
    4. Nếu cho cây thân cao, chín sớm (P) lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được đời con gồm 4 kiểu hình theo tỷ lệ 3: 3: 1: 1.
    Đáp án đúng là:
  • Câu 17:
    Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:
  • Câu 18:
    Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb giảm phân I diễn ra bình thường, rối loạn phân li ở giảm phân II ở tất cả các tế bào con. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:
  • Câu 19:
    Theo quan niệm hiện đại, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về giao phối không ngẫu nhiên?
    (1) Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu: tự thụ phấn, giao phối gần và giao phối có chọn lọc.
    (2) Giao phối có chọn lọc là là kiểu giao phối trong đó các nhóm cá thể có kiểu gen nhất định thích giao phối với nhau hơn là giao phối với các nhóm cá thể có kiểu gen khác.
    (3) Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
    (4) Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử. Vì thế, giao phối không ngẫu nhiên không được xem là một nhân tố tiến hoá
  • Câu 20:
    Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
    1. Đột biến thay thế một cặp Nu luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
    2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
    3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp Nu.
    4. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
    5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
  • Câu 21:
    Ở người, bệnh và hội chứng nào sau đây xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới?
    1. bệnh mù màu. 2. bệnh máu khó đông. 3. bệnh teo cơ. 4. hội chứng Đao.
    5. hội chứng claiphentơ. 6. bệnh bạch tạng. 7. bệnh ung thư máu.
    Đáp án đúng là:
  • Câu 22:
    Khi nói về tiến hóa nhỏ, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
    1. Tiến hóa nhỏ trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
    2. Kết thúc tiến hoá nhỏ là sự xuất hiện loài mới.
    3. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
    4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên qui mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Lưu ý: Đăng nhập để có thể xem toàn bộ câu hỏi.

Các chức năng trên hệ thống được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất qua các video. Bạn click vào nút bên dưới để xem.

Nếu phần nội dung, hình ảnh ,... trong tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2) có liên quan đến vi phạm bản quyền, bạn vui lòng click bên dưới báo cho chúng tôi biết.

Gợi ý liên quan "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2)"

Click xem thêm trắc nghiệm gần giống