Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tháng 6/2016 Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh

Kì thi THPT Quốc gia năm 2016 đang tới gần. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và chuẩn bị thật tốt cho kì thi này Kho Tri Thức Số xin giới thiệu bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tháng 6/2016 Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh. Tham gia làm bài để củng cố lại kiến thức và làm quen với các dạng câu hỏi nhé! Chúc các bạn ôn tập tốt!

  • Câu 1:

    Ở một thể đột biến, tế bào sinh dưỡng có một cặp NST tương đồng tăng thêm 2 chiếc còn các cặp NST khác đều bình thường được gọi là:

  • Câu 2:

    Trong các phát biểu sau về ưu thế lai có bao nhiêu phát biểu không đúng:

    (1) Con lai của một phép lai bất kì đều có năng suất, khả năng sinh sản, sức chống chịu vượt trội so với dạng bố mẹ.

    (2) Có thể duy trì ưu thế lai bằng một số phương pháp nhân giống vô tính.

    (3) Con lai biểu hiện ưu thế lai cao nhưng bất thụ nên thường chỉ được sử dụng cho mục đích kinh tế.

    (4) Người ta thường tạo ưu thế lai bằng phương pháp lai thuận nghịch, lai khác dòng, lai cận huyết...

    (5) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ do tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm, dị hợp tăng.

  • Câu 3:

    Hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) cho năng suất cao là vì:

  • Câu 4:

    Đoạn okazaki là:

  • Câu 5:

    Ở ruồi giấm, phép lai Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tháng 6/2016 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh, mỗi gen quy định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen, kiểu hình tố đa ở đời con là:

  • Câu 6:

    Trong các phát biểu sau về quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?

    (1) Trong quần thể tự phối, nếu không có các nhân tố đột biến, chọn lọc tự nhiên hay di nhập gen thì quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền qua sau 1 thế hệ.

    (2) Trong quần thể, sự giao phối ngẫu nhiên tạo ra sự phong phú và đa dạng về kiểu gen và kiểu hình trong quần thể nên được xem là nhân tố tiến hóa.

    (3) Trong quần thể, sự tự phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể nên không được xem là nhân tố tiến hóa.

    (4) Trong quần thể khác nhau về tần số alen giữa giới đực và giới cái, nếu không có các nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen thì quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng sau 2 thế hệ ngẫu phối.

  • Câu 7:

    2 gen A và B nhân đôi một số lần tạo ra tổng cộng 40 gen con. Biết gen A nhân đôi nhiều hơn gen B. Gen A có 175 chu kì xoắn. Sau khi nhân đôi, mỗi gen con của gen A lại phiên mã 3 lần, vậy tổng số nucleotit trên các mARN do gen A tạo ra là:

  • Câu 8:

    Sinh giới được tiến hóa theo các chiều hướng

    1- Ngày càng đa dạng và phong phú .             2- Tổ chức cơ thể ngày càng cao

    3- Từ trên cạn xuống dưới nước                    4- Thích nghi ngày càng hợp lí

    Phương án đúng:

  • Câu 9:

    Trong các loài sinh vật sau đây:

    (1) vi khuẩn nitrat hóa     (2) vi khuẩn nitrit hóa.                (3) vi khuẩn amôn hóa.

    (4) nấm hoại sinh            (5) vi khuẩn cố định nitơ.           (6) vi khuẩn phản nitrat hóa.

    Có bao nhiêu sinh vật trong những sinh vật trên có thể tham gia vào quá trình tạo dinh dưỡng nitơ cho đất giúp cho thực vật hấp thụ:

  • Câu 10:

    Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, kết luận nào sau đây là đúng.

Lưu ý: Đăng nhập để có thể xem toàn bộ câu hỏi.

Các chức năng trên hệ thống được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất qua các video. Bạn click vào nút bên dưới để xem.

Nếu phần nội dung, hình ảnh ,... trong tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tháng 6/2016 Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh có liên quan đến vi phạm bản quyền, bạn vui lòng click bên dưới báo cho chúng tôi biết.

Gợi ý liên quan "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tháng 6/2016 Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh"

Click xem thêm trắc nghiệm gần giống