Sau đây là Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 5), mời các bạn tham gia làm bài online miễn phí trên trang khotrithucso.com. Chúc các bạn làm Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 5) đạt kết quả cao!
Mời các bạn tham khảo thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3)
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 6cosωt (cm). Thời gian t để chất điểm đi hết quãng đường S = 6cm là
Trên một sợi dây hai đầu cố định đang có sóng dừng với tần số f = 50 Hz. Khi tăng từ tần số f thêm ít nhất 10Hz thì trên dây lại có sóng dừng. Hỏi từ tần số f có thể giảm nhiều nhất bao nhiêu Hz mà trên dây vẫn có sóng dừng?
Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ là Uo = 6√3V. Không gian giữa hai bản tụ được lấp đầy bằng tấm điện môi có hằng số điện môi ε = 2. Đúng lúc dòng điện tức thời trong mạch đạt giá trị cực đại thì rút nhanh tấm điện môi ra, sao cho tấm điện môi chỉ còn chiếm một nửa không gian giữa hai bản của tụ điện. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ sau khi rút tấm điện môi là
Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo cường độ dòng điện xoay chiều, ta phải đặt núm xoay ở vị trí
Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, electron chuyển động trên quĩ đạo K với tốc độ góc là ω. Khi chiếu bức xạ thích hợp vào đám nguyên tử này thì electron nhảy lên quĩ đạo M. Tốc độ góc của electron trên quĩ đạo M là
Một nhóm học sinh thực hành đo chu kỳ của con lắc đơn để tính gia tốc trọng trường nơi làm thí nghiệm.
1) Dụng cụ sử dụng: Giá đỡ treo con lắc, đồng hồ bấm giây, một thước đo chính xác tới mm, một bảng chỉ thị có độ chia đối xứng để xác định góc, các quả nặng nhỏ tròn 10g, 15g và 20g.
2) Tiến trình thí nghiệm:
Bước 1: Tạo con lắc đơn dài 75cm và quả nặng 10g, rồi cho dao động với góc lệch cực đại 50 trong mặt phẳng song song bảng hiển thị. Đo thời gian t1 của 20 dao động.
Bước 2: Giữ dây dài 75cm. Lần lượt thay quả nặng 15g, rồi 20g rồi lặp lại việc đo thời gian t2 và t3 của 20 dao động với biên độ góc 50.
Bước 3. Giữ quả nặng 10g, thay dây 75cm bằng dây 100cm rồi đo thời gian t4 của 20 dao động với biên độ 50.
Bước 4. Từ số liệu tính chu kỳ dao động. Nhận xét sự phụ thuộc chu kỳ của con lắc vào chiều dài và khối lượng. Tính gia tốc trọng trường.
Chọn phát biểu đúng:
Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục tọa độ Ox vật đạt gia tốc lớn nhất tại li độ x1. Sau đó, vật lần lượt đi qua các điểm có li độ x2, x3, x4, x5 trong những khoảng thời gian bằng nhau Δt = 0,25(s). Biết thời gian vật đi từ x1 đến x5 hết một nửa chu kì, khoảng cách từ x1 đến x5 là 20cm. Tốc độ của vật khi nó đi qua vị trí x3, x4 là
Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, lực đàn hồi và chiều dài của lò xo có mối liên hệ được cho bởi đồ thị như hình vẽ. Cho g = 10 m/s2. Biên độ và chu kỳ dao động của con lắc là
Theo mẫu nguyên tử Bo, năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức (n = 1, 2, 3,…). Giả sử có một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản thì được chiếu bằng chùm bức xạ mà các phôtôn có năng lượng tương ứng là 0,85eV; 3,4eV; 10,2eV; 12,75eV. Các phôtôn bị đám nguyên tử trên hấp thụ có năng lượng bằng
Các chức năng trên hệ thống được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất qua các video. Bạn click vào nút bên dưới để xem.
Nếu phần nội dung, hình ảnh ,... trong tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 5) có liên quan đến vi phạm bản quyền, bạn vui lòng click bên dưới báo cho chúng tôi biết.