Mời các bạn tiếp tục rèn luyện các dạng đề thi môn Sinh học với bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2) trên trang khotrithucso.com. Hi vọng với các câu hỏi sát với chương trình học sẽ giúp các bạn củng cố và hệ thống lại kiến thức đã học. Chúc các bạn thi tốt!
Mời các bạn tham khảo thêm bài test:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)
Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?
Một quần thể bò có 10000 con, trong đó bò lông trắng, ngắn là 729 con và bò lông vàng là 9100 con. Biết rằng, mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen và trội lặn hoàn toàn quy định, các gen nằm trên các NST khác nhau. Lông vàng, dài là các tính trạng trội. Số lượng bò có màu lông trắng, dài theo lí thuyết là:
Trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng nitơ trong đất, bà con nông dân thường sử dụng hiểu biết về mối quan hệ nào sau đây?
Khi nói về điều hòa hoạt động gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
Có 3 bạn học sinh phát biểu về đột biến gen (ĐBG) như sau:
An: ĐBG phát sinh trong giảm phân, đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính, đồng thời ĐBG thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
Bình: ĐBG phát sinh trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng và di truyền cho đời sau qua sinh sản vô tính, nếu phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
Hùng: Đột biến điểm có thể không ảnh hưởng gì đến sức sống của sinh vật và ĐBG là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ai phát biểu chính xác?
Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị nằ m trên NST thường. Nếu trong 1 quần thể người cân bằng di truyền, tần số alen a là 0,2 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra con trong đó 1 con phân biệt được mùi vị và 1 con không phân biệt được mùi vị là:
Cho F1 dị hợp hai cặp gen lai với nhau ở thế hệ F2 thu được tỉ lệ 9 thân cao : 7 thân thấp.
Cho F1 lai với cá thể thứ 1, thế hệ lai thu được 3 thân cao : 1 thân thấp. Cho F1 lai với cá thể thứ 2, thế hệ lai thu được 1 thân cao : 3 thân thấp. Kiểu gen của cây thứ 1 và cây thứ 2 lần lượt là:
Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật không theo hướng xác định?
Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
(6) Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót của các alen khác nhau trong quần thể theo hướng thích nghi.
Khi nghiên cứu về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, có các nhận xét sau:
(1) Chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể tăng hoặc giảm đi 1 axit amin.
(2) Thông tin di truyền được truyền đạt lại cho thế hệ sau nhờ quá trình nhân đôi ADN.
(3) Bố mẹ có thể di truyền nguyên vẹn cho con alen để quy định tính trạng.
(4) Thông tin di truyền được biểu hiện ra tính trạng nhờ quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
(5) Trong 1 đơn vị tái bản, một mạch đơn mới được tổng hợp liên tục và một mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn.
Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin không chính xác?
Các chức năng trên hệ thống được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất qua các video. Bạn click vào nút bên dưới để xem.
Nếu phần nội dung, hình ảnh ,... trong tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2) có liên quan đến vi phạm bản quyền, bạn vui lòng click bên dưới báo cho chúng tôi biết.