Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3)

Mời các bạn tham khảo bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3) trên trang khotrithucso.com để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài. Hi vọng bài test sẽ là tài liệu bổ ích giúp các bạn vượt qua kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm bài test: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

  • Câu 1:

    Một gen có chiều dài 0,51µm và có 3900 liên kết hiđro tiến hành nhân đôi 4 đợt. Trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có sự bắt cặp nhầm giữa ađênin với 1 phân tử 5 - Brôm Uraxin. Tổng số nucleotit mỗi loại trong các gen đột biến là:

  • Câu 2:

    Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến điểm không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X)?

    (1) Thay thế cặp A -T thành cặp G -X

    (2) Thay thế cặp A-T thành cặp T-A.

    (3) Mất cặp A-T

    (4) Mất cặp G-X.

    (5) Thêm cặp A-T

  • Câu 3:

    Bảng dưới đây cho biết đường kính tướng ứng với các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực:

    Các mức độ xoắnĐường kính
    1. NST kép ở kì giữaa. 300 nm
    2. Crômatitb. 11 nm
    3. ADNc. 30 nm
    4. Chuỗi nuclêxômd. 700 nm
    5. Sợi chất nhiễm sắce. 2 nm
    6. Sợi siêu xoắnf. 1400 nm

    Trong các tổ hợp ghép đôi dưới đây, phương án nào đúng?

  • Câu 4:

    Khi nói về giới hạn sinh thái nhiệt độ đối với cá rô phi nuôi ở nước ta, phát biểu nào sau đây không chính xác?

  • Câu 5:

    Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • Câu 6:

    Cho một số phát biểu về ứng dụng của di truyền học đối với công tác tạo giống mới:

    (1). Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ lai F1 trong lai khác dòng.

    (2). Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo chủ yếu áp dụng ở động vật và vi sinh vật.

    (3). Công nghệ tế bào thực vật có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài mà phương pháp thông thường không tạo ra được.

    (4). Công nghệ tế bào động vật có mục tiêu tạo ra giống mới mang nhiều đặc điểm di truyền quý của các loài động vật.

    (5). Gắn gen cần chuyển vào thể truyền có ý nghĩa là giúp gen cần chuyển có thể hoạt động được trong tế bào nhận.

    Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • Câu 7:

    Cơ quan thường được tác động để gây đột biến nhân tạo ở thực vật là:

  • Câu 8:

    Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 300 hoa đỏ : 102 hoa trắng. Phương pháp nào sau đây không thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở đời F2?

  • Câu 9:

    Trong quá trình giảm phân của ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb DE/de đều xảy ra hoán vị thì trường hợp nào sau đây không xảy ra?

  • Câu 10:

    Ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu cánh do hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng lai với con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn con cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho các cá thể ở Fa giao phối ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình cánh đen ở đời con là:

Lưu ý: Đăng nhập để có thể xem toàn bộ câu hỏi.

Các chức năng trên hệ thống được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất qua các video. Bạn click vào nút bên dưới để xem.

Nếu phần nội dung, hình ảnh ,... trong tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3) có liên quan đến vi phạm bản quyền, bạn vui lòng click bên dưới báo cho chúng tôi biết.

Gợi ý liên quan "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3)"

Click xem thêm trắc nghiệm gần giống