Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo bài thi Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3). Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài test và tự đánh giá trình độ kiến thức môn Hóa của bản thân nhé! Chúc các bạn ôn tập tốt!
Mời các bạn tham khảo thêm bài test:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)
Dung dịch X gồm 0,12 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,05 mol SO42-. Cho 400 ml dung dịch Y gồm KOH 0,6M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 12,44 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là:
Xà phòng hóa hoàn toàn 44,5 gam tristearin bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam xà phòng. Giá trị của m là:
Mì chính là một hợp chất hữu cơ có thể được sản xuất từ prolamin trong đậu xanh. Oxi hóa hoàn toàn 33,8 g mì chính thu được sản phẩm gồm 20,16 lít CO2 (đktc), 2,24 lít N2 (đktc); 14,4 g H2O và 10,6 g Na2CO3. Phần trăm khối lượng của cacbon trong mì chính là:
Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 24, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Phát biểu không đúng là:
Ankan X có 83,72% khối lượng Cacbon. Số công thức cấu tạo của X là:
Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của oto thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ:
Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là:
Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Nhiệt độ sôi (oC) | 100,5 | 118,2 | 249,0 | 141,0 |
Nhận xét nào sau đây là đúng?
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào X, khối lượng kết tủa thu được là:
Thực hiện các thí nghiệm sau: Cho Fe vào dung dịch HCl; Đốt dây sắt trong khí clo; Cho Fe dư vào dd HNO3 loãng; Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư; Cho Fe vào dd KHSO4. Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là:
Các chức năng trên hệ thống được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất qua các video. Bạn click vào nút bên dưới để xem.
Nếu phần nội dung, hình ảnh ,... trong tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3) có liên quan đến vi phạm bản quyền, bạn vui lòng click bên dưới báo cho chúng tôi biết.